02/09/2021 | 927 |
1 Đánh giá

Hiện nay, điện gió Việt Nam đang phát triển sôi động và mạnh mẽ. Nhờ các chính sách của Chính phủ mà các cánh đồng điện gió mọc lên khắp nơi từ khu vực Bắc Trung Bộ đổ vào.

         Thời điểm này cũng chỉ còn gần 2 tháng nữa để thực hiện và áp dụng Quyết định 39/2018/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. Hạn chót là để hoàn thành tiến độ công nhận vận hành thương mại (COD) các dự án điện gió trước thời điểm 31/10/2021. Chính vì vậy mà các dự án mong muốn được áp dụng quyết định 39 đang hối hả ngày đêm để đạt được tiến độ.

Lắp đặt trụ tháp tuabin điện gió tại Phú Lạc - Bình Thuận

Điện gió Việt Nam phát triển khoảng từ cuối năm 2015 đến nay đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nền năng lượng tái tạo. Ít tiêu hao nguồn tài nguyên vì chỉ xử lý một phần diện tích rừng trồng (nếu có), còn lại khi hoạt động thì không phát sinh khí thải cho môi trường sinh thái như nhiệt điện, không tác động đến nhân sinh quan như thủy điện. Đặc biệt là không tiêu tốn nguyên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt trên trái đất. Phải nói rằng điện gió là loại sản sinh năng lượng từ thiên nhiên mà tác động nhỏ nhất đến môi trường, giảm biến đổi khí hậu nhất.

Lắp đặt cánh Tuabin gió tại điện gió BT1&BT2 Quảng Bình

Lịch sử của Điện gió bắt nguồn từ cối xay gió. Theo ước tính lịch sử, người ta dự đoán khoảng năm 2000 trước Công nguyên thì năng lượng gió đã được sử dụng bởi cối xay gió để bơm nước. Năm 600 thì người Ba Tư của Iran ngày nay sử dụng cối xay gió để xay hạt thành bột.

Năm 1450, chiếc cối xay gió đầu tiên tại Hà Lan được lắp đặt. Đỉnh điểm tại nơi đây đạt đến số lượng 10.000 chiếc. Lịch sử Hà Lan gắn liền với biển và nước nên họ xây dựng cối xay gió để bơm nước ra sông, xay bột, làm nhà ở, nhưng quan trọng nhất là guồng nước đổ ra sông, ra biển và phát điện. Cối xay gió là niềm tự hào và là biểu tượng tinh thần của người Hà Lan chống lại mực nước biển dâng.

Cối xay gió là biểu tượng của Hà Lan

Trên thế giới, điện gió đã phát triển từ năm 1888 do Charles F. Brush Tool phát minh ra một cối xay gió lớn mà tạo ra điện ở Cleveland, Ohio. Nó có thể sản xuất 12 kW điện. Cối xay gió bắt đầu được gọi là “tua-bin gió”.

Đến năm 1985 Công suất điện gió California vượt quá 1.000 MW, đủ cung cấp cho 250.000 hộ gia đình tuy nhiên Tua-bin gió lúc đó vẫn còn rất kém hiệu quả. Phải đến năm 2008 thì công suất lắp đặt năng lượng gió toàn cầu đã vượt quá 94.000 MW.

Nhờ sự phát triển của lịch sử mà ngày nay Việt Nam chúng ta áp dụng để khai thác nguồn năng lượng gió tái tạo từ thiên nhiên rất hiệu quả. Đặc biệt hơn nữa cần phát triển điện gió ngoài khơi vì nước ta có bờ biển trải dài từ Bắc chí Nam. Theo bà Liming Qiao, Giám đốc khu vực châu Á của QWEC, cho rằng: Việt Nam đang dẫn đầu Đông Nam Á về điện gió ngoài khơi. Việt Nam có 160GW tiềm năng kỹ thuật có thể tận dụng điện gió ngoài khơi.

Phát triển điện gió ngoài khơi - Offshore

Với tiền năng gió vô tận và chúng ta có thể hy vọng rằng điện gió Việt Nam trong thời gian tới sẽ có cuộc bứt tốc ngoạn mục trên cả đất liền (onshore) và ngoài khơi (offshore) mang lại nguồn năng lượng dồi dào và an toàn nhất!

Công ty vận chuyển Hoàng Sơn là đơn vị thi công các hạng mục vận chuyển thiết bị điện gió, thiết bị hàng hóa siêu trường siêu trọng, thiết bị hạng nặng, máy biến áp từ 110kV đến 500kV. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng và đối tác với chất lượng dịch vụ và hợp lý nhất!

 

 

 


(*) Xem thêm

Bình luận