03/09/2021 | 1452 |
1 Đánh giá

Được phát triển từ cối xay gió, ngay nay tuabin gió đã được ứng dụng và mang lại lợi ích đáng kể cho xã hội con người chúng ta trong thời kỳ biến đổi khí hậu. Dưới đây là cấu tạo bên ngoài của tuabin gió.

Như đã nói ở trên, Tuabin gió được cải tiến từ cối xay gió mà từ xa xưa con người đã phát minh và ứng dụng vào công việc bơm nước, xay bột,...để giải phóng sức lao động. Ngày nay, với sự cải tiến và áp dụng tiến bộ khoa học đã mang lại bước nhảy vọt của tuabin gió là tạo ra điện năng phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân loại. Điện gió hay còn gọi là phong điện đã trở thành nguồn năng lượng tái tạo an toàn cho môi trường nhất.

Một tuabin gió hoàn thiện và đang vận hành khai thác

Về quan sát trực quan, cấu tạo bên ngoài tuabin gió bao gồm:

1. Trụ móng: Phần trụ móng được thiết kế chịu tải trọng cả một cấu kiện hoàn chỉnh của Tuabin gió. Chính vì vậy mà phần gia cố móng trụ để lắp dựng cần phải tính toán kỹ lưỡng về sức chịu đựng khi có gió bão xảy ra. Nó phải đủ vững chắc và an toàn cho hệ thống đang vận hành. Khi hoàn thiện lắp đặt thì nhìn từ ngoài vào cấu tạo bên ngoài tuabin gió bạn sẽ khó có thể quan sát thấy phần trụ móng này.

Một trụ móng đang được thi công tại công trường

2. Trụ đỡ/ tháp: Là phần thân được nối từ trụ móng lên đến vỏ bọc của Tuabin (Nacelle). Phần trụ đỡ này gồm từ 2 đến 4 đoạn được nối ăn khớp với nhau mặc định từ khi thiết kế. Bên trong có thang trèo, chiếu nghỉ để lắp ráp kết nối mỗi trụ hoặc thậm chí thang tời máy để công nhân vận hành, sửa chữa, bảo trì đi lại dễ dàng. Trụ đỡ thường được làm bằng hợp kim hoặc thép chịu tải trọng lớn được đúc sẵn theo thiết kế của nhà sản xuất. Thân trụ dưới có lối ra vào để thao tác khi có sự cố.

Trụ đỡ đang được lắp đặt tại công trường điện gió Bình Thuận

3. Vỏ (Nacelle):  Gọi là vỏ để bọc nhưng nó chứa đựng các thiết bị bên trong như: Rô to, Stato, máy phát, bộ chuyển hướng...và nhiều thiết bị phụ trợ khác như cứu hỏa, làm mát. Nhà sản xuất thường thiết kế phía bên trong Nacelle đủ rộng để công nhân vận hành có thể di chuyển dễ dàng phía bên trong và có cửa ra cả phía ngoài vỏ khi cần thiết.

Cấu tạo bên ngoài tuabin gió

4. Đầu trục/con quay:  nghe thì nó là phần riêng biệt nhưng khi lắp đặt lại ăn khớp với Nacelle sau khi kết nối bởi trục rô to. Có tên là con quay cũng bởi vì có trục liên kết với rô to quay liên tục để tạo ra dòng điện trong cuộn dây. 

5. Cánh quạt/ Blades:  Với cánh quạt ngày nay để tạo độ bền và chắc vì chúng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất làm việc. Chỉ cần xem xét môi trường vận hành của nó, chẳng hạn tuabin ngoài biển khơi phải đối phó với một môi trường gió năng động, với tốc độ lên đến 14 m/s ở nhiều địa điểm. Phải chịu được độ ẩm, độ ăn mòn cao của không khí biển mặn, kết hợp với UV (tia tử ngoại) mạnh từ mặt trời. Nhưng lại phải đảm bảo các yếu tố vận hành khác mà nhà sản xuất thiết kế đã thay đổi vật liệu bằng Composite, sợi thủy tinh hoặc sợi Cacbon. Hy vọng trong tương lai các nhà khoa học, nhà nghiên cứu sẽ cho ra những sản phẩm đạt được nhiều tiêu chí để hệ thống điện gió vận hành được lâu bền hơn mà không ảnh hưởng đến cấu tạo bên ngoài tuabin gió.

 

Xem thêm: https://hoangsonltd.com/thong-tin-cong-trinh/dien-gio-viet-nam.html

 


(*) Xem thêm

Bình luận